NẾP NHÀ VIỆT_ Nhà người Chăm

Một căn nhà cổ của người Chăm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Một căn nhà cổ của người Chăm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, baodantoc.vn

Về quy hoạch làng người Chăm (palei)

Về quy hoạch thì hầu như các Palei (làng/thôn) của Ninh Thuận được bố trí, quy hoạch theo hình chiếc lược. Bởi Ninh Thuận có địa hình hẹp về bề ngang. Lấy một trục chính làm chuẩn và rải rác các làng xã được bố trí bám theo trục chính đó (ở đây là trục giao thông quốc lộ 1A) với một trục giao thông nối giữa cụm Palei với trục chính đó.

 

Hầu hết các Palei Chăm ở Ninh Thuận đều tọa trên mặt bằng cao ráo, bằng phẳng, bao bọc xung quanh là những cánh đồng, sông, hào. Với cách bố trí này tạo một lợi thế có thể phòng vệ với thú dữ (ngày xưa ), tránh ngập lụt, đón gió tốt hơn ở những vùng đất thấp. Cụm Palei bố trí trên bình diện hình chữ nhật hay tròn.

Cổng làng người Chăm hướng về Nam, phía núi. Tục ngữ Chăm có câu “Núi hướng Nam, sông hướng Bắc”. Đường sá trong palei Chăm khá thoáng đãng. Nhà cửa được bố trí theo liên gia trong dòng họ (gơp); dòng họ này lại chia ra thành chi họ (ciet prauk). Các liên gia được bố trí theo từng dãy nằm song song cách nhau bằng lối rộng và thẳng đủ cho xe bò có thể tránh nhau. Lối này đi sang lối khác bằng các chẹt.

Ngôi nhà Chăm truyền thống tại Bảo tàng Dân tộc học

Nhà người Chăm luôn được bao bọc bởi hàng rào, xưa là cây củi hay tre, nay bằng tường thành. Cổng vào nhà người Chăm cũng là hướng Nam. Đi theo lối chính rẽ vào chẹt, nhưng khách chưa thấy cổng ngay mà người Chăm còn mời khách ngoặt thêm 3 – 4 bước nữa mới tới cổng để bước vào nhà. Điểm đặc biệt là đầu rào giữa nhà này với nhà khác không bao giờ thẳng hàng với nhau mà phải chếch khoảng một bước chân.

Khuôn viên nhà Chăm có thể có một hay vài gia đình chung sống. Trong khuôn viên ấy có nhà 5 căn, tùy công dụng của nó mà được bố trí khác nhau. Sang yơ là ngôi nhà được xây dựng đầu tiên, hướng Đông Tây, vừa dùng để ở, vừa dùng cho phong tục tập quán mang tính gia đình. Sang mưyuw dựng song song với sang yơ, cửa lớn mở ra hướng Nam, thông với sang yơ. Sang twai hay sang halơm dùng để tiếp khách và dành cho khách lưu trú. Sang gan (nhà ngang), cửa mở hướng Đông nối với đầu hồi sang yơ. Sang ging (nhà bếp) nằm biệt lập và cách quãng hẳn các nhà kia, có khi nằm khuất sau sang gan.

Ngoài ra, người Chăm còn dựng thêm một gian trống và thoáng ở chỗ thuận tiện trong khuôn viên nhà, để cối xay lúa bên dưới, phía trên là giàn để cất nông cụ và các dụng cụ khác.

Mặt bằng điển hình khuôn viên nhà Chăm, champa-home.blogspot.com

 

 

Nhà truyền thống Chăm và những tiêu chí Kiến trúc xanh

 Về Vật liệu:

            Gỗ, tre, tranh, ngói gạch, đá, đất sét trộn rơm. Là những vật liệu truyền thống có sẵn tại địa phương, dễ tìm và thân thiện với môi trường.

Nó giảm thiểu được vấn nạn “Nóng toàn cầu”, “Hiệu ứng nhà kính”.

Có chỉ số phát thải CO2 hấp nhất trong tất cả vật liệu xây dựng thông thường như hiên nay: gạch, xi măng, sắt thép,…

Về Kết Cấu:

Văn hóa dân gian Việt - Chăm - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - VSD

Nhà truyền thống người Chăm có hệ kết cấu khung gỗ chịu lực. Các cột gỗ đều được đặt trên những phiến đá, nhằm chống mối mọt gây ảnh hưởng tới chân cột gỗ.

Kết cấu bao che tường bao bằng gỗ ghép mộng, đất sét nhào rơm, khung nứa.

Kết cấu 2 lớp mái, hệ vì kèo khung gỗ chịu lực, liên kết mộng, không đóng đinh.

Cấu tạo tường

Yếu tố Vật lí kiến trúc:

Văn hóa dân gian Việt - Chăm - Nhà nghiên cứu Võ Văn Hòe - VSD

Mặt cắt nhà Chăm, vansudia.net

 

            Khuôn viên nhà truyền thống người chăm có bố cục cân bằng với tự nhiên. Tạo một khoảng sân trong rộng ngay chính giữa khuôn viên.

Sân trong giải quyết điều hòa dòng lưu thông khí quyển cân bằng cho toàn bộ khuôn viên nhà.

             Nước ta có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là ở khu vực Miền Trung. Trong đó Ninh thuận là nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực và cả nước. Hằng ngày phải chịu một lượng bức xạ mặt trời lớn nhất và độ ẩm cao. Chính vì thế mà người Chăm đã hình thành nên một kinh nghiệm riêng trong việc sử dụng vật liệu, cấu trúc tường mái một cách hiệu quả nhất. Bằng cách sử dụng loại tường mỏng, vách đan bằng tre, nứa, gỗ, hay đất sét trộn rơm trát lên khung tre. Với cấu tạo loại tường này thì vào buổi trưa thường bị bức xạ mặt trời xâm nhập dễ dàng, nhưng lúc chiều nó lại tạo điều kiện cho khí nóng thoát ra khỏi nhà một cách nhanh chóng, làm cho ngôi nhà chóng mát hơn.

            Để giải quyết và bổ trợ cho loại tường mỏng bằng đất sét trát vữa trên khung tre, người Chăm đã biết cách tạo không gian đệm bằng hàng hiên và một hệ thống lam che linh động có thể tháo rời để tán xạ bớt bức xạ trực tiếp của mặt trời tác động lên hệ thống tường bao. Và cũng là một nét tạo hình mặt tiền đặc trưng riêng, mà ngày nay ta có thể thấy được áp dụng cho những ngôi nhà hiện đại cho giải pháp chắn nắng hướng tây.

            Sàn cách mặt đất từ 30-50cm. Tạo một khoảng hở với mặt đất nhằm cách ẩm với mặt đất, lợi dụng luồn gió đối lưu tự nhiên để thổi, thoát khí nóng, ẩm phản xạ từ mặt đất dưới sàn nhà lên.

            Hệ 2 lớp mái. Với lớp mái trên được lợp bằng tranh hay ngói. Lớp mái dưới làm bằng đất sét trộn rơm bện trên khung tre tạo thành một lớp mái dày khoảng 15-30cm.  Là loại vật liệu địa phương, thân thiện với môi trường. Loại vật liệu này có ưu điểm là thoát khí nhanh vào buổi chiều (do thời gian hấp thụ ánh nắng mặt trời trong ngày). Với hai lớp mái cách nhau tạo thành một lớp đệm không khí làm giảm lượng nhiệt bức xạ của mặt trời tác động vào trong nhà qua lớp mái. Đồng thời tận dụng dòng đối lưu hông khí để thải, thổi bay lương nhiệt nóng bên trong khoảng không giữa hai lớp mái.

 

drq.studio sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn

Bài viết NẾP NHÀ VIỆT_ Nhà người Chăm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Kiến tạo không gian sống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các thành phố cần nhận ra giá trị của thiết kế cảm xúc – Kts. THOMAS HEATHERWICK