Nhà vườn An Hiên nổi tiếng nhất xứ Huế

Nhà vườn An Hiên là một công trình kiến trúc di sản đặc trưng của cố đô Huế. Sở hữu những nét đẹp riêng, đậm chất tinh hoa quý tộc và màu sắc dân gian truyền thống, nhà vườn An Hiên được xem là ngôi nhà vườn cổ nhất. Tồn tại hơn một thế kỷ, nhà vườn An Hiên vẫn gần như còn nguyên vẹn về cảnh quan lẫn kiến trúc.

Lịch sử ngôi nhà vườn đẹp nhất xứ Huế

nha-vuon-an-hien-noi-tieng-nhat-xu-hue

Nhà vườn An Hiên nổi tiếng nhất xứ Huế – Ảnh: Misunderstories

Là một trong những mẫu nhà đẹp ở Huế, An Hiên được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, thuộc sở hữu của công chúa thứ 18 của Hoàng đế Dục Đức. Đến năm 1920, An Hiên thuộc quyền quản lý của ông Tùng Lễ. Năm 1936, ông đã bán lại ngôi nhà này cho ông Nguyễn Đình Chi. Sau khi ông Nguyễn Đình Chi qua đời (năm 1940), bà Đào Thị Xuân Yến (vợ ông) là người tiếp quản ngôi nhà.

an-hien-la-ngoi-nha-vuon-co-nhat-o-hue

An Hiên là ngôi nhà vườn cổ nhất ở Huế – Ảnh: cinengocdiep

Hiện nay, An Hiên thuộc quyền sở hữu của người con dâu Phan Thị Hoàng Oanh và bốn người cháu nội. Trải qua hơn một thế kỷ tồn tại, nhà vườn An Hiên vẫn giữ được nét kiến trúc đặc trưng vốn có.

Đôi nét về kiến trúc độc đáo của nhà vườn An Hiên

Nhà vườn An Hiên toạ lạc tại số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, thôn Xuân Hoà, xã Hương Long, phường Kim Long, thành phố Huế. Giống như nhiều nhà cửa và các công trình kiến trúc xưa khác, nhà vườn An Hiên cũng có hướng mặt về phía dòng Hương Giang thơ mộng.

Khuôn viên nhà vườn An Hiên hiện nay có diện tích 4.608m2, gần như có hình vuông và mặt nhìn về hướng Nam. Ngôi nhà bao gồm nhiều công trình dân dụng lớn nhỏ, được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam, phương Đông và xứ Huế. Nhà rường này có kiến trúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của luật phong thuỷ, với tả – hữu, tiền – hậu đều có vật che chắn.

Cong-vao-nha-vuon-an-hien

Cổng vào nhà vườn An Hiên mộc mạc, bình dị – Ảnh: liam.truong

Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân tới nhà vườn An Hiên chính là chiếc cổng vòm giản dị được xây bằng gạch vôi vữa.

loi-vao-nha-vuon-an-hien

Lối vào nhà vườn An Hiên xanh mát và thơ mộng – Ảnh: imguang26

Lối đi vào nhà là một con đường đất kéo dài 34m, được bao phủ bởi 2 dãy cây bạch mai đan xen cao vút, tạo nên sự mát mẻ và thanh tịnh.

buc-binh-phong-lon-truoc-nha

Bức bình phong lớn trước nhà đầy uy nghiêm – Ảnh: bergalexander

Tiếp đến khu vườn là một tấm bình phong lớn được trang trí chữ “Thọ” rồi đến hồ nước cạn hình chữ nhật rực rỡ bởi sắc hoa súng, hoa sen và những cây cảnh xung quanh.

an-hien-la-khong-gian-tuyet-voi-de-thu-gian-ngam-canh

Hồ sen trước nhà được bố trí theo yếu tố thuỷ trong kiến trúc nhà vườn xưa – Ảnh: doanvankhoi

Kiến trúc chính của nhà vườn An Hiên gồm 3 gian 2 chái, nằm ngay gần trung tâm khu vườn. Toàn bộ khung của ngôi nhà đều được làm bằng gỗ. Hệ thống cột chính, vì kèo đều được điêu khắc, chạm trổ những nét hoa văn vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Phần mái ngói lợp nhiều lớp, hai bên đắp rồng chầu, ở giữa đỉnh mái có hình hoa sen, mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống Á Đông.

nha-vuon-an-hien-mang-dam-net-kien-truc-nha-truyen-thong-viet-nam

Nhà vườn An Hiên mang đậm nét kiến trúc nhà truyền thống Việt Nam – Ảnh: Hà Thành

Chức năng chủ yếu của nhà vườn An Hiên là dùng để thờ phụng và tiếp khách. Lúc sinh thời, ông Nguyễn Đình Chi và bà Xuân Yến đều là những người có địa vị uy tín trong xã hội. Nhờ vào các mối quan hệ rộng rãi, An Hiên là nơi thường xuyên lui tới của các đoàn khách tao nhân đến trí thức ở trong nước và quốc tế lúc bấy giờ. Trong đó có nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng như nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Huy Cận, nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường …

bo-uong-tra

Thưởng trà theo phong cách quý tộc tại nhà vườn An Hiên – Ảnh: catclaw0215

Gian chính giữa được thiết trí các bàn thờ theo nguyên tắc “tiền phật hậu linh”. Hai gian bên được dùng để sinh hoạt. Đặc biệt, trong ngôi nhà rường này, các chủ nhân quá cố đã dành nhiều tâm huyết bố trí, trang hoàng những bộ bàn ghế cổ, tủ chè xưa, bộ ấm chén uống trà và treo nhiều hoành phi câu đối chứa đựng nội dung văn học nghệ thuật và đạo lý sâu sắc.

cau-doi

Câu đối đỏ và hoành phi với triết lý sâu sắc – Ảnh: Richard Lamprecht

Các đồ nội thất đều được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Vừa biểu thị yếu tố phong thuỷ trong kiến trúc, vừa khéo léo làm toát lên giá trị thẩm mỹ độc đáo của tổng thể công trình.

Không chỉ sở hữu nét đẹp giản dị, tiêu biểu cho lối kiến trúc nhà vườn xưa, An Hiên còn là nơi tuyệt vời để thư giãn, ngắm cảnh và du lịch trải nghiệm cho tất cả những ai đang tìm kiếm chốn bình yên.

net-dep-binh-di-cua-nha-vuon-an-hien

Nét đẹp bình dị của nhà vườn An Hiên – Ảnh: ngocanh.queen

Khu vườn nơi đây hội tụ nhiều loại trái cây bốn mùa như: vải Hải Dương, măng cụt, mít, bưởi, sầu riêng … Đặc biệt là trái bòn bon (còn gọi là trái dâu tây) được nhiều người yêu thích. Chưa hết, trải khắp khu vườn là hàng chục loại cây cao cấp lấy giống từ ba miền Bắc – Trung – Nam. Nơi đây còn có các loại cây quý hiếm, có nhiều cây trên hàng chục năm tuổi và hàng trăm loài hoa quý thi nhau khoe sắc.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, nhà vườn An Hiên vẫn còn đó nét yên bình, đậm chất thơ. Bước chân vào nhà vườn An Hiên chính là tìm lại những năm tháng xưa, có chút êm đềm, thư thái và an yên. Đến một lần lưu luyến mãi không nguôi.

Tham khảo dịch vụ Kiến Trúc Đăng Quang: https://www.dangquangarch.com/thiet-ke-nha/

Bài viết Nhà vườn An Hiên nổi tiếng nhất xứ Huế đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Kiến tạo không gian sống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các thành phố cần nhận ra giá trị của thiết kế cảm xúc – Kts. THOMAS HEATHERWICK

Ngưỡng cửa_ Doorway (Simon Unwin)