Kiến trúc sư Tadao Ando

Ando Tadao (sinh 13 tháng 9 năm 1941 ở Osaka, Nhật Bản) là một kiến trúc sư người Nhật. Ông là một người theo chủ nghĩa Phê bình khu vực. Khi còn trẻ, ông học làm đồ gỗ với một người thợ mộc địa phương và học nghề với các nhà thiết kế và nhà quy hoạch thành phố. Khoảng 18 tuổi, ông bắt đầu đi thăm các ngôi đền, miếu, nhà trà và các tòa nhà khác ở Nhật Bản. Ando cũng nghiên cứu kiến trúc bằng cách đọc sách, phân tích trên các bản vẽ. Năm 20 tuổi, ông đã đến châu Âu và Hoa Kỳ để thấy tận mắt những tòa nhà vĩ đại của các kiến trúc sư như: Le Corbusier, Mies van der Rohe, Alvar Aalto, Frank Lloyd Wright và Louis Kahn.
Theo dõi chúng tôi tại:
https://sites.google.com/view/kientrucdangquang
Tadao Ando không sử dụng tre, nứa trong các công trình của mình. Ông không tạo vườn hoặc dựng các bức vách giấy. Vật liệu đặc trưng mà ông sử dụng là kim loại, kính, và đôi khi là gỗ. Điều này không có nghĩa ông bác bỏ hoàn toàn những gì thuộc truyền thống. Những công trình của ông là sự kết hợp tuyệt vời giữa tinh thần Thiền của Nhật Bản với cấu trúc, vật liệu phương Tây hiện đại.
Những tòa nhà của ông thường tận dụng tối đa ánh sáng Mặt trời. Cũng như trong kiến trúc truyền thống Nhật Bản, ngôi nhà luôn gắn liền với thiên nhiên, như một phần của thiên nhiên. Hai công trình Ngôi đền Nước (Water Temple) và Nhà thờ Ánh sáng (Church of the Light) là đại diện tiêu biểu nhất cho quan điểm kiến trúc của ông.
Ông tự học bằng sự nhạy cảm bẩm sinh với không gian và ánh sáng. Phát biểu tại lễ trao giải Pritzker năm 1995, ông nói: “Tôi tin rằng kiến trúc không nên nói quá nhiều, nên giữ im lặng và để cho thiên nhiên trong vỏ bọc của ánh sáng Mặt trời và gió lên tiếng”.
“Trong tất cả các tác phẩm của tôi, ánh sáng tự nhiên là một yếu tố quan trọng, nó chi phối toàn bộ cấu trúc của công trình. Tôi tạo một không gian khép kín bằng những bức tường bê tông dày. Ánh sáng bên ngoài chiếu rọi vào không gian bên trong không cần quá nhiều mà đủ tạo ra một nơi riêng tư cho mỗi con người. Bước vào trong không gian này, họ chỉ đối diện với Chúa và chính cái tự tại trong tâm thức. Tất cả những gì thuộc về xã hội ồn ã sẽ ở lại bên ngoài những bức tường này,” Tadao Ando nói.
“Bản chất của Minimalism là sự đơn giản, nhưng sự đơn giản không có chiều sâu chỉ có nghĩa là rẻ tiền. Như thế thôi thì chưa đủ.”
“Tôi muốn tạo ra một không gian dịch chuyển mọi người. Không kể đó là một ngôi nhà, hoặc một bảo tàng, hoặc bất cứ điều gì. Vì vậy, chỉ cần ai đó ngồi trên bãi cỏ ấy, chỉ đi xung quanh và cảm thấy thực sự hạnh phúc. Đó chính là điều mà tôi đã cố gắng.”
“Khi bạn nhìn vào kiến trúc truyền thống của Nhật Bản, bạn phải nhìn vào văn hóa Nhật Bản và mối quan hệ của nó với thiên nhiên. Bạn thực sự có thể sống trong sự tiếp xúc hài hòa, gần gũi với thiên nhiên – điều này rất độc đáo với Nhật Bản.”
“Tôi hy vọng sẽ đạt được sự đơn giản, nhưng tôi cũng hy vọng đạt được chiều sâu, tôi tin rằng điều quan trọng là kiến trúc phải là một không gian nơi bạn cảm thấy được trao quyền về mặt tinh thần.”
“Tôi muốn tạo ra thứ gì đó mà không ai có thể làm được, một mảnh kiến trúc rất yên tĩnh, tôi muốn tạo ra kiến trúc có độ nhạy tinh tế đó. Tôi muốn tạo ra một thứ mà chỉ một người Nhật mới có thể làm được.”
Ngôi đền Nước (1991) là một sự đổi mới triệt để, thậm chí gây sốc. Công trình này nằm ở phía Bắc của đảo Awaji, nơi cảnh quan chủ yếu là đồi núi. Ngôi đền Nước được xây dựng trong khu rừng tre, nứa, giữa những ngọn đồi và biển.
Nhà thờ Ánh sáng (1989) là một kiến trúc nhị nguyên đồng thời tồn tại những sự đối lập: rắn, đặc/trống rỗng, sáng/tối, mơ hồ/rõ rệt. Chính những cái đối lập đó tạo nên những khoảng trống yên tĩnh trong nhà thờ. Giao điểm của ánh sáng và bức tường vững chắc làm tăng nhận thức về tinh thần và thể xác con người.
Ngọn Đồi Đức Phật (2015) tại nghĩa trang Makomanai Takino ở Sapporo, miền Bắc Nhật Bản.
Nhà 4×4
Trung tâm nghệ thuật văn hóa làng Liangzhu

Bài viết Kiến trúc sư Tadao Ando đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Kiến tạo không gian sống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các thành phố cần nhận ra giá trị của thiết kế cảm xúc – Kts. THOMAS HEATHERWICK

Ngưỡng cửa_ Doorway (Simon Unwin)