Xây nhà cần chuẩn bị gì để giúp gia chủ mọi điều thuận lợi

Đời người có nhiều thứ quan trọng phải làm, trong đó phải kể đến là xây nhà. Với nhiều người, dù xây nhà lần thứ bao nhiêu, thì vẫn luôn bỡ ngỡ như lần đầu. Vì thế mà mỗi người cần phải nắm vững kinh nghiệm xây nhà, biết được xây nhà cần chuẩn bị gì để không xảy ra sai sót khi tiến hành xây dựng. Hôm nay, hãy cùng bài viết tổng hợp các bước cần phải làm khi muốn xây nhà. Và kiểm tra xem bạn có đang làm đúng không nhé!

Ai ai cũng muốn điều này.

– Ngôi nhà của mình đẹp từ trong ra ngoài

– Ngôi nhà giúp gia chủ rước tài lộc, vượng khí

– Xây dựng nhà cửa phù hợp với mong muốn, kinh phí hợp lý nhưng vẫn hợp ý

Như thế này chẳng hạn!

Muốn thế, bạn cần đảm bảo các bước xây nhà như sau:
Bước 1: Lựa chọn đất để xây dựng

Bước 2: Xác định kinh phí bạn muốn đầu tư

Bước 3: Tìm hiểu đơn vị thầu, công ty tư vấn thiết kế

Bước 4: Xin giấy phép xây dựng và thủ tục pháp lý

Bước 5: Chọn ngày tháng khởi công xây dựng

Mọi thứ vẫn còn mơ hồ, đúng không?

Thế nên bạn cần đọc tiếp để biết cụ thể muốn xây nhà cần chuẩn bị gì nhé!

1. Bước 1: Lựa chọn mảnh đất, địa điểm xây dựng

xây nhà cần chuẩn bị gì

Dẫu là đất đi mua hay được ông bà để lại, bạn cũng cần đối chiếu mảnh đất của mình với các tiêu chí bên dưới . 

– Hướng đất thuận lợi: Theo nghiên cứu nhà theo hướng Nam là thuận lợi. Bởi vì buổi sáng tránh được nắng chiều từ phía Đông. Buổi chiều cũng ít bị ảnh hưởng bởi mặt trời lặn từ phía Tây.

– Tốt nhất là thế đất bằng phẳng, nền đất cần kiên cố. Nền đất cát được coi là tốt vì chúng tương đối kiên cố, tránh nguy cơ sụt lún lúc xây nhà. 

– Đánh giá xung quanh xem có vách chung hay chướng ngại vật nào không? Vì nếu có, diện tích thực tế khi thi công sẽ bị thu hẹp.

Những điều cần lưu ý: Bạn không thể xây nhà nếu thiếu đất. Vậy nên bước 1 này vô cùng quan trọng nhé. Mọi chuyện sẽ suôn sẻ chi khi bước đầu thuận lợi. Cân nhắc, đánh giá mảnh đất bạn muốn/ đang có, liệu đã “đẹp” hay chưa.

2. Bước 2: Đánh giá tài chính

kinh nghiệm xây nhà lần đầu

Ngôi nhà là tài sản có giá trị nhất, cũng như ý nghĩa nhất với mỗi người dân Việt. Vì thế, muốn xây dựng một ngôi nhà khang trang, phù hợp với mong muốn của bạn, đáp án đầu tiên trong câu hỏi “Cần chuẩn bị gì trước khi xây nhà” chính là kinh phí.

Tài chính là yếu tố cốt lõi để hiện thực hóa ngôi nhà trong tương lai. Vì thế, nếu có kế hoạch làm nhà bạn cần có sẵn trong tay một khoản tiền nhất định, dự trừ những khoản mình thiếu nhưng có thể nhờ hỗ trợ( vay, mượn người thân, bạn bè hoặc ngân hàng). 

Xây nhà không phải thích là làm, đó là cả một quá trình. Ngay từ bước đầu không dự trù và chuẩn bị kinh phí hợp lý, công trình xây dựng sẽ phải dở dang. 

Thực tế không ít gia đình không đảm bảo tiềm lực về kinh tế nhưng đã bắt tay ngay vào làm, khiến việc xây nhà trở nên thiếu trước, hụt sau. 

Do đó, bạn hãy cùng người thân ngồi lại để hoạch định những khoản tiền cần thiết cho một ngôi nhà, bao gồm: vật liệu xây dựng, công kiến trúc sư, nhà thầu công trình, nội thất trong và ngoài nhà, và dự trù cả khoản phát sinh cho công trình. 

Những điều cần lưu ý: Chi phí xây nhà có thể phát sinh, nên so với chi phí bạn đã tính, nên dự trù thêm 10-30% số tiền. Con số “lận lưng” này phần nào giúp bạn an tâm hơn khi trao đổi với kiến trúc sư thiết kế và nhà thầu thi công.

3. Bước 3: Làm việc với đội ngũ kiến trúc sư, nhà thầu

a. Lựa chọn công ty kiến trúc uy tín 

kinh nghiệm xây nhà

Mọi ý tưởng trong đầu về ngôi nhà mơ ước cần phải được trình bày thành bản vẽ. Có như thế, mới có thể chỉnh sửa, điều chỉnh sao cho phù hợp với mảnh đất và kinh phí bạn có. 

Và người có thể giúp bạn thực hiện điều này chính là những kiến trúc sư giàu kinh nghiệm. Một công ty thiết kế mang đến cho bạn bản thiết kế hợp lý nhất. Vừa vặn với khả năng chi trả của bạn.

Tuy nhiên, khi thiết kế ngôi nhà cho mình, bạn cũng cần tự mình trả lời những câu hỏi sau: căn nhà của mình sẽ có bao nhiêu phòng, cấu trúc của nhà ra sao, cách bố trí các phòng như thế nào, có những công trình phụ nào đi kèm,… Dựa trên các yếu tố cốt lõi ấy, ngôi nhà bạn mong muốn nhanh chóng được phác họa chính xác. Ngoài ra còn giúp cho việc chỉnh sửa đỡ cồng kềnh hơn. 

Xây dựng nhà thực sự đâu có đơn giản, bạn biết mà!

Vậy nên, xác định rõ bạn muốn và cần gì sẽ đẩy nhanh quá trình thiết kế hơn.

Hơn nữa, dựa trên thiết kế sơ bộ đó, những người thi công nắm rõ được các công việc phải làm và bám sát ý muốn xây dựng của bạn.

b. Chọn lựa nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp

Sau khi đã bàn bạc kỹ với đội kiến trúc về mẫu nhà bạn muốn làm. Bạn sẽ cần đến đội ngũ nhà thầu để biến bản vẽ vô tri vô giác thành ngôi nhà thực tế.

Có lẽ bạn sẽ cần một vài kinh nghiệm chọn nhà thầu xây dựng:
– Về giá thành: giá cao sẽ hao chi phí, giá thấp lại không đảm bảo chất lượng. Vì thế bạn phải xem chi tiết trong bảng dự toán mà công ty gửi cho bạn.

– Về chất lượng: kiểm tra năng lực của nhà thầu thông qua các công trình thực tế đã thi công hoàn thiện. Không nên nghe những lời quảng cáo mà nên tận mắt thấy những gì họ đã làm.

– Về tiến độ: Một nhà thầu uy tín có nhiều kinh nghiệm sẽ đưa ra được biểu đồ tiến độ chính xác. Dựa theo đó bạn nắm bắt bắt được và chủ động thu xếp thời gian cho công việc của mình.

– Về chính sách bảo hành: Bảo hành công trình sau khi hoàn thành là nội dung rất quan trọng trong một hợp đồng. Một công ty uy tín sẽ tự tin về những dự án của mình thông qua chính sách bảo hành. 

Bạn đã nắm hết 3 bước trên chưa?

Chưa dừng tại đây, chúng ta tiếp tục qua các bước tiếp theo để sớm dựa trên những kinh nghiệm xây nhà hoàn thiện tổ ấm.

Những điều cần lưu ý: có hàng trăm công ty, nhà thầu trên mỗi tỉnh, thành phố. Tốt hơn hết là bạn nên chọn đơn vị có trụ sở tại nơi mình đang sống để thuận tiện gặp mặt, trao đổi. Và hơn hết, nên chứng kiến những công trình thực tế mà các đơn vị đang thi công hay đã hoàn thành để có một cái nhìn khách quan nhất. Đừng đặt niềm tin nhiều vào những lời lẽ hoa mỹ trên quảng cáo!

4. Bước 4: Chuẩn bị giấy tờ, giấy cấp phép

Theo luật, muốn xây nhà, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ mọi giấy tờ liên quan.

Vậy, giấy tờ gì cần thiết cho quá trình xây dựng?

Muốn xây nhà, hiển nhiên bạn phải được cấp Giấy phép xây dựng Theo Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD. Để xin cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ, bạn cần chuẩn bị  các giấy tờ như sau: 

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu có sẵn.

– Bản sao hoặc tập tin có bản chính của giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

– Bản sao hoặc tập tin có bản chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt trên quy định của pháp luật, cụ thể là:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình.

+ Bản vẽ các mặt đứng, các tầng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thoát nước, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Các bản vẽ thiết kế như trên cần được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Như vậy, để xây nhà, bạn phải làm sẵn các giấy tờ như trên và gửi lên cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Những điều cần lưu ý: nhiều giấy tờ dễ thất lạc. Vì thế mà bạn nên bỏ tất cả các giấy tờ liên quan đến việc xây nhà, cấp giấy phép vào một bìa đựng hồ sơ. Khi cần chỉ việc lôi ra dùng. Cũng không nên cất quá kỹ, tránh mất thời gian đi tìm vì không nhớ. 

5. Bước 5: Chọn ngày lành tháng tốt để khởi công, xây nhà

cần chuẩn bị gì khi xây nhà

Xây nhà là chuyện trọng đại mỗi đời người. Vậy nên “có kiêng có lành” phần nào làm bạn và người thân an tâm hơn. 

Trước khi xem ngày tháng tốt cụ thể để động thổ, bạn nên xác định thời gian nào trong năm là thuận lợi nhất để xây dựng.  Chẳng hạn như nếu là miền Trung, mùa đông mưa nhiều, hạn chế xây nhà vào giai đoạn ấy. Vì thế mà đa số mọi người đều chọn những tháng khô ráo, nắng nhiều. Sau đó, lấy tên tuổi một người thân trong nhà để xây cất. Nếu năm ấy xây nhà không hợp với chủ nhà, có thể mượn họ hàng thân thích đứng tên hộ nhằm phù hợp với ngày tháng đã chọn, tránh bị gián đoạn.

Chọn ngày lành tháng tốt không chỉ vì thuận lợi cho cuộc sống của bạn, mà còn là cơ sở để bên nhà thầu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt như vật tư, nguyên liệu…để hoàn thành ngôi nhà đúng thời hạn.

Những điều cần lưu ý: không phải ai cũng tin về những điều này, nhưng dù sao xây nhà cũng là cột mốc quan trọng trong mỗi cuộc đời con người. Bạn có thể tham khảo ý kiến của nhiều người để chọn được ngày tháng khởi công thích hợp.

6. Những điều cần kiêng cữ khi muốn xây nhà

Có nhiều thứ trên đời này không thể lý giải được, xây nhà cũng thế. 

Một vài điều cấm kỵ cần lưu ý khi xây nhà mà bạn nên biết.

– Thứ nhất: Không nên xây nhà trên những miếng đất “xấu” như địa thế hiểm trở đầu núi hoặc hẻm núi, dễ sụt lún, mảnh đất khuyết, không đầy đặn, những nơi mang nhiều âm khí ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tài lộc người ở. 

– Thứ hai: Để đảm bảo an toàn cho mọi người trong gia đình, bạn nên tránh xây nhà gần tháp điện cao thế, đường chính trực diện vào nhà.

– Thứ ba: hạn chế việc xây nhà đối diện cây cổ thụ hoặc cột điện. Theo phong thủy, việc này làm tích tụ nhiều khí âm trong nhà, dương khí không vào được. Nếu muốn trồng cây trước cửa, hãy tránh lối ra vào chính. Hoặc bạn có thể chọn những loại cây mảnh mai hoặc cây thân leo như hoa hồng, hoa giấy,…là tốt nhất.

 

Bài viết Xây nhà cần chuẩn bị gì để giúp gia chủ mọi điều thuận lợi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Đăng Quang Arch.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các thành phố cần nhận ra giá trị của thiết kế cảm xúc – Kts. THOMAS HEATHERWICK

NẾP NHÀ VIỆT_ Nhà người Chăm