Ngỡ ngàng trước những công trình kiến trúc đẹp Đà Lạt

Là người đam mê xê dịch và ghiền Đà Lạt chính hiệu. Bạn đã thật sự check in hết các công trình kiến trúc đẹp ở Đà Lạt chưa? Thật đáng tiếc nếu bạn chưa từng ghé thăm những công trình nổi tiếng này. Không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp trong kiến trúc mà chắc chắn, bạn còn kinh ngạc vì có những công trình còn lớn tuổi hơn phụ huynh của mình nữa. Bạn đang rất tò mò, đúng không? Vậy thì còn chần chừ gì nữa? Cùng đón đọc bài viết này nhé!

Những công trình đẹp mang phong cách Pháp ở Đà Lạt

Khi đến Việt Nam xâm lược, ngoài việc để lại những tàn tích chiến tranh, người Pháp còn mang những kiến trúc mang bóng dáng của một thành phố Pháp nhỏ và yên bình để rồi xây dựng thành các công trình kiên cố lần đầu xuất hiện tại Đạt Lạt, với mong muốn biến Thành phố Sương mù thành nơi nghỉ dưỡng tại Đông Dương. Những công trình với cửa sổ hình vòm, ban công có cửa kính rộng,…đậm nét Châu Âu nhưng cũng thấp thoáng bóng dáng văn hóa Việt, phù hợp với lối sống của người Việt khi xưa. Đặc biệt hơn, chúng vẫn còn tồn tại cho đến tận bây giờ.

1. Nhà ga Đà Lạt

ga đà lạt

Đây là nhà ga xe lửa có tuổi đời không chỉ lớn nhất ở Việt Nam mà còn toàn Đông Dương năm xưa. Khởi công xây dựng từ năm 1932 đến năm 1936 thì nhà ga được hoàn thành vào đưa vào sử dụng. Công trình này do 2 kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron cùng nhau thiết kế và chỉ đạo xây dựng. Nhà ga Đà Lạt có hình 3 mái vòm biểu tượng cho dãy núi Langbiang hùng vĩ của thành phố này. 

Ngày nay, nhà ga xe lừa dừng hoạt động và trở thành Di tích Lịch sử và Văn hóa cấp Quốc gia. Song vẻ đẹp của nó vẫn nổi tiếng và thu hút hàng ngàn người tới tham quan. Kiến trúc mang đậm nét cổ kính, như còn sót lại của những tháng năm thăng trầm của lịch sử. Đến đây, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng đầu tàu xe lửa chạy bằng hơi nước cổ mà người Pháp đã mang sang đây. 

2. Dinh Bảo Đại

Dinh Bảo Đại cũng là một trong các các công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Đà Lạt. Ngôi biệt thự là nơi sinh sống, nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại và gia đình mỗi khi đặt chân đến Đà Lạt. Tòa dinh thự này tọa lạc gần ngay trung tâm thành phố và được xây dựng vào năm 1933. Toàn bộ công trình từ căn biệt thự, tới tiểu cảnh sân vườn đều mang đậm nét kiến trúc Châu Âu thường thấy ở thế kỷ 20. 

Dinh I Bảo Đại

Ngay từ bên ngoài, bạn có thể thấy tổng thể ngôi biệt thự rất khang trang với 2 tầng lầu xa hoa, lộng lẫy. Ngay cả khu vực vườn hoa, bãi cỏ sau nhà cũng mang dáng dấp Tây phương. Đến đây, bạn sẽ được tận mắt thưởng thức một trong những công trình kiến trúc Pháp nổi tiếng một thời ở Đà Lạt. Bên cạnh đó, bạn có thể vào bên trong biệt thự để ngắm nhìn nhưng hiện vật của gia đình vị vua cuối cùng của Việt Nam.

Dinh II Bảo Đại

Dinh III Bảo Đại

3. Nhà thờ Domain De Marie

Công trình này còn được người dân địa phương gọi với tên khác là nhà thờ Mai Anh. Là công trình sở hữu phong cách kiến trúc pha trộn độc đáo, kết hợp giữa Châu Âu cổ điển với những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam.

nhà thờ Mai Anh

Nhà thờ Mai Anh có hình tam giác cân xứng với lối đi 2 bên dẫn lên khu vực chánh đường. Tạo điểm nhấn cho công trình này là sắc hồng rực rỡ đầy ấn tượng. Mà trải qua nhiều năm, nó vẫn chẳng hề thay đổi. Cùng những ô cửa kính đầy màu sắc, khiến cho nơi đây thêm phần cổ kính và trang trọng. 

giáo xứ Mai Anh

4. Công trình kiến trúc nhà thờ Con Gà

Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari hay với cái tên thân thương hơn là nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Tương tự như nhà thờ Mai Anh, nhà thờ Con Gà cũng có dáng dấp của lối kiến trúc của Pháp và trải qua thăng trầm của lịch sử, nó vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Công trình này có hình dạng chữ thập thánh giá, mặt hướng về núi Langbiang. 

Không quá khác biệt so với các nhà thờ Châu Âu, nơi đây vẫn có thiết kế đối xứng 3 gian. Đặc biệt hơn, người Pháp đã sử dụng 70 tấm kính màu lắp đặt quanh nhà thờ. Nội thất cũng mang phong cách kiểu Trung cổ, có tháp chuông cao đến 47m, thích hợp cho du khách đến tham quan và chụp lại những khoảnh khắc tựa như đang ở châu Âu. Đối với người Đà Lạt, đây không chỉ là nhà thờ công giáo mà còn là nơi lưu trữ những ký ức về mời thời lịch sử. 

nhà thờ con gà

5. Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Nhắc đến những công trình kiến trúc Pháp ở Đà Lạt thì không thể bỏ qua ngôi trường nổi tiếng này, trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Một địa điểm check in vốn đã quá quen thuộc với nhiều bạn trẻ. Nhưng mấy ai biết răng, trường được thành lập từ năm 1927, tọa lạc trên đồi thông lộng gió. Kiến trúc nơi đây sử dụng gam màu chủ đạo là nâu cam, có phần đơn sơ, phảng phát chút buồn của thành phố sương mù này. 

cao đẳng sư phạm đà lạt

Bên cạnh đó, ngôi trường cũng gây ấn tượng với kiểu xây dựng các phòng học uốn cong với phần mái dốc ốp ngói thạch bản. Ngoài tòa nhà chính để học, người pháp còn xây dựng khoảng sân rộng để vui chơi và học thể dục, dưới ánh chiều tà của phố núi càng tôn thêm lên nét cổ điển. Công trình này có giá trị cao về mặt thẩm mỹ lẫn kiến trúc. 

Công trình kiến trúc biệt thự cổ tại Đà Lạt

Hiện nay, Đà Lạt có khoảng 1.500 biệt thự lớn nhỏ, mang phong cách kiến trúc miền Bắc nước Pháp. Có lẽ một phần do ảnh hưởng của kiến trúc vùng núi nên có một số biệt thự lợp ngói, lợp tôn theo lối kiến trúc cũ.

biệt thự pháp đà lạt

kiến trúc Pháp Đà lạt

Nhiều nhất và cũng đặc biệt nhất là loại biệt thự có khung sườn làm bằng gỗ và xây chèn gạch. Về phần sàn, sẽ dùng hai lớp gỗ hoặc sàn ghép. Với lối kiến trúc chủ đạo là gỗ, tạo cảm giác ấm cúng giữa thời tiết lạnh như ở Đà Lạt. Loại kiến trúc này xuất phát từ miền Bắc nước Pháp, cụ thể là thành phố Rouen về phía Lille. Hệ khung cột bằng gỗ giữ cho nhà vững chắc, sau đó xây chèn gạch. Những biệt thự như này thường thấy phổ biến xung quanh viện Pasteur, khu biệt thự bên đường Trần Hưng Đạo, đường Huỳnh Thúc Kháng. Do ban đầu chưa có xi măng, nên phần lớn việc xây dựng biệt thự sẽ sử dụng vôi tôi trộn chất nhớt được giã từ lá cây. Mặc dù các các khung gỗ được chèn vào tường gạch nhưng lại không hề nứt nẻ.

Kiến trúc biệt thự cổ tại Pháp chủ yếu sử dụng gỗ thông. Loại gỗ bền bỉ theo năm tháng, mặc dù trải qua bảy, tám mươi năm vẫn còn tốt. Hơn nữa, khí hậu Đà Lạt khiến mối mọt không thể phát. Do đó, gỗ chỉ hư hỏng khi mục. Khi mục, chỉ cần lôi ra thay thanh gỗ khác mà không phá hủy kết cấu của ngôi nhà.

Các biệt thự một tầng sẽ hai mái cân xứng, gồm 2 loại mái dài và mái ngắn, đầu hơi nhô. Biệt thư sang trọng hơn sẽ có hai tầng với cầu thang gỗ bên trong. Vào các năm 1920 – 1940, Đà Lạt có nhiều gỗ, còn muốn dùng thép thì phải vận chuyển từ Pháp qua, khá cồng kềnh, do đó kiên trúc biệt thự cổ tại Đà Lạt chủ yếu làm từ gỗ là vì lẽ đó. Tuy nhiên, nội thất bên trong thì chủ yếu mang từ Pháp sang.

biệt thử cổ đà lạt

Bài viết Ngỡ ngàng trước những công trình kiến trúc đẹp Đà Lạt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Đăng Quang Arch.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các thành phố cần nhận ra giá trị của thiết kế cảm xúc – Kts. THOMAS HEATHERWICK

Ngưỡng cửa_ Doorway (Simon Unwin)