Kiến trúc cung đình Huế – nét đẹp uy nghiêm đất kinh thành

Kiến trúc cung đình Huế là biểu tượng của sự hào hùng với mỗi người con xứ Huế. Là Kinh đô của Việt Nam thời triều Nguyễn, cũng là trung tâm chính trị – văn hóa – kinh tế… của cả nước, kéo dài từ thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Kể từ khi hình thành cho đến tận bây giờ, Kinh đô Huế đã để lại những công trình kiến trúc mỹ thuật kỳ vĩ nhất. Dẫu đã trải qua biết bao bom đạn khói lửa, nhưng nét đẹp vốn có của cung đình Huế vẫn tồn tại theo năm tháng.

A. Kiến trúc tổng thể cung đình Huế

Trước khi cung đình Huế ra đời, thì nhà Lý, Trần, Lê cũng đã xây dựng một vài kiến trúc trước đó. Vậy nên, khi bắt đầu xây dựng, kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa từ cha ông. Đồng thời tiếp thu tinh hoa của mỹ thuật Trung Hoa, trên tinh thần chống sự đồng hoá và lạc hậu, các nghệ nhân từ các miền Nam Bắc quy tụ lại, xây dựng cung đình Huế một cách có ý thức dân tộc. Trong số đó có cả những người thợ gốc Minh Hương Trung Quốc và Chămpa.

Điểm đặc biệt trong lối kiến trúc ấy là kỹ thuật được hiện đại hóa bởi những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời Gia Long. Theo phương châm cơ bản tiếp thu có chọn lọc, kiến trúc cung đình Huế vẫn là tổng thế kiến trúc mang bản sắc đặc trưng của Huế.

cung đình huế

Dù vậy, các công trình trong không gian đều hài hòa với thiên nhiên. Theo đó, Điện Thái Hòa là trung tâm của Kinh thành, chung quanh là Huyền Vũ (Bắc), Chu Tước (Nam), Thanh Long (Ðông), Bạch Hổ (Tây). Hướng Kinh thành quay mặt về phía Nam vì trong Kinh dịch có nói “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” nghĩa là bậc đế vương xoay mặt về hướng Nam mới cai trị được thiên hạ.

Kinh đô Huế xây dựng bởi ba lớp thành bao bọc là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành. Mỗi nơi sẽ có những đặc điểm kiến trúc nổi bật.

1. Kinh thành hay Phòng thành

Năm 1805 vua Gia Long bắt đầu xây dựng Kinh thành, quy mô diện tích rất lớn 520ha, chu vi 10km. Lối kiến trúc vận dụng kiểu kiến trúc phòng ngự Vauban của Pháp. Phòng thành Huế bao gồm hệ thống thành lũy theo đường dích dắc, ngoài ra còn có pháo đài, giác bảo, đoạn thành nối hai pháo đài, tường bắn, phản pháo, phòng lô, hào, thành giai…

kinh thành, phòng thành huế

2. Hoàng thành

Hoàng Thanh hay còn biết đến với cách gọi Hoàng cung – Đại Nội. Hoàng thành được xây dựng hình chữ nhật, kích thước bao gồm trước và sau dài 622m, hai bên phải trái dài 606m. Hoàng thành có 4 cửa: Hòa Bình (hướng Bắc), Ngọ Môn (hướng Nam), Hiển Nhơn (hướng Đông), Chương Đức (hướng Tây).
Trải qua 3 thời kỳ tu bổ và chịu sự tàn phá của chiến tranh, thì đây vẫn là một trong những công trình kiến trúc còn sót lại gần như nguyên vẹn. Để lại cho con cháu sau này nhiều giá trị nổi bật liên quan đến văn hóa, quy hoạch, kiến trúc, mỹ thuật.

hoàng thành

3. Tử Cấm thành

Tử cấm thành là nơi ở và làm việc của vua cùng với gia tộc. Đây là những di tích lịch sử và cảnh quan đẹp nhất của kinh đô. Tử cấm thành được xây dựng theo hình chữ nhật, kích thước 290x324m. Diện tích trên 9ha và chu vi là 1228m, mở 7 cửa. Tử Cấm Thành Huế được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vồ với bố cục kiến trúc chặt chẽ. Mỗi công trình đều xây dựng theo các cặp đối xứng.

tử cấm thành huế

B. Giá trị thẩm mỹ của những công trình kiến trúc tiêu biểu

1. Kiến trúc Ngọ Môn

Là cổng chính của Đại nội, xây dựng 1833, thời vua Minh Mạng. Ngọ Môn được xây dựng trên mặt bằng hình chữ U và hệ thống Ngũ Phụng lâu chia thành 9 bộ mái lớn nhỏ, cao thấp, nhấp nhô. Thoặt đầu, Ngọ Môn với kiến trúc hình khối tương đối đồ sộ, nhưng chính chi tiết mái ngói trông rất đẹp mắt đã giảm sự nặng nề ấy đi phần nào.

ngọ môn

Hệ thống nền đài do các vật liệu cứng (đá thanh, gạch, đồng) mà tạo nên. Tuy nhiên nhờ tạo dáng mềm mại, bố trí hài hoà, trau chuốt khéo léo từng ngóc ngách nên trông rất nhẹ nhàng. Các lối đi trổ xuyên qua nền đài thành trông tự như những đường hầm dài.

Kiến trúc cung đình Huế có Ngọ Môn khiến nơi đây càng trở nên đồ sộ nguy nga hơn, và thật hùng tráng, nhìn xa như một lâu đài tráng lệ phản ánh sự tài hòa cũng các kiến trúc sư thời Minh Mạng. Ngọ Môn là một công trình kiến trúc tiêu biểu, xuất sắc của triều Nguyễn nói riêng và kiến trúc cổ Việt Nam nói chung.

2. Điện Thái Hòa

Điện Thái Hoà là cung điện quan trọng nhất trong Đại Nội. Điện nằm ở vị trí trung tâm trong toàn bộ hệ thống các công trình kiến trúc cung đình kinh đô Huế. Nơi đây đặt ngai vàng, biểu tượng thiêng liêng của chế độ phong kiến thời bấy giờ.
Về phong cách kiến trúc, kiến trúc ở Kinh đô Huế khác hẳn những triều đại trước thuộc văn hoá Thăng Long. Điện Thái Hoà cùng với nhiều điện khác trong Đại nội được thiết kế theo lối kiến trúc nhà kép, gọi là trùng thiềm điệp ốc (mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhà). Nhà trước và nhà sau nằm trên cùng một mặt nền và nối liền nhau bằng một hệ thống vì kèo thứ ba. Hệ thống trần nhà nằm cong nên thường gọi là trần vỏ cua hay thừa lưu.
điện thái hòa
Điện Thái Hoà là một ngôi điện lớn, uy nghi tráng lệ nhất trong quần thể kiến trúc cung đình xưa còn tồn tại ở Huế. Nơi đây vẫn còn mang đậm tư tưởng của kiến trúc Kinh đô Huế và chế độ phong kiến triều Nguyễn. Điện là công trình kiến trúc có thể xem là chuẩn mực về cấu trúc phong cách theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, bên cạnh các cung điện miếu thờ của kiến trúc cung điện triều Nguyễn.

3. Điện Long An

Bàn về kiến trúc cổ, Điện Long An nhất định là một công trình có giá trị thẩm mỹ cao của nhà Nguyễn. Kiến trúc điện Long An là một tòa nhà kép trùng thiềm điệp ốc, giống với Điện Thái Hòa, hệ thống vì kèo trần vỏ cua được chạm trổ rất tinh tế. Không gian rộng, có chiều sâu, tạo sự thâm nghiêm chung quanh toà nhà.
điện long an
Điều đặc biệt của tòa nhà là tuyệt đối không xây vách mà chỉ dựng toàn cửa bằng khoa lồng kính để tiếp nhận ánh sáng. Mái bao che chung quanh 3 tầng, ở giữa là hàng cổ diềm được trang trí tinh xảo. Phần lớn Điện Long An, bạn sẽ thấy rất nhiều hình ảnh và thơ văn.
Nội thất có bảy mươi mốt ô hộc trang trí theo lối nhất thi nhất hoạ với chất liệu cẩn xà cừ, ngà xương óng ánh, sang trọng.
Đặc biệt trên hệ thống bản đố nhà trong, hai bên có hai vách gỗ, có 56 chữ Nho được sắp xếp hình Bát Quái và dùng hồi văn liên hoàn có thể đọc thành 64 bài thơ ngũ ngôn và thất ngôn khác nhau do vua Thiệu Trị sáng tác.
Là một công trình nguy nga, tráng lệ và thanh nhã, điện Long An là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc được thực hiện bởi những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Nơi đây còn được xem là một cung điện đẹp nhất ở Huế và Việt Nam. Điện thuần túy bằng chất gỗ, không sơn son thếp vàng như những cung điện nơi khác, nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghiêm của bậc đế vương.

 

Bài viết Kiến trúc cung đình Huế – nét đẹp uy nghiêm đất kinh thành đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Đăng Quang Arch.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các thành phố cần nhận ra giá trị của thiết kế cảm xúc – Kts. THOMAS HEATHERWICK

NẾP NHÀ VIỆT_ Nhà người Chăm