Kiến trúc nhà vườn Huế – giá trị kiến trúc vượt tầm thời đại

Nhắc đến Huế, nhiều người không chỉ ấn tượng bởi thắng cảnh hữu tình mà còn đặc biệt hấp dẫn bởi nét đẹp của chiều sâu văn hóa , được kết đọng một cách nhuần nhị. Cùng với các lăng tẩm trầm mặc. Hoàng thành cổ kính, kiến trúc nhà vườn Huế càng tăng phần độc đáo và giá trị nơi mỗi nét kiến trúc của Kinh thành Huế.

1. Kiến trúc tổng thế của nhà vườn Huế

Các nhà kiến trúc đương thời đã tiếp thu tinh hoa của những văn hóa phương Đông để sáng tạo ra những giá trị kiến trúc cho nhà vườn Huế. Ngoài mang nét tinh hoa quý tộc, nhà vườn Huế cũng đậm màu sắc dân gian truyền thống. Nhà vườn Huế luôn chọn hướng Đông – Nam làm hướng xây nhà vì quanh năm có gió lành, mát mẻ.

Theo nhiều nghiên cứu, nhà vườn truyền thống Huế thoặt đầu là nơi nghỉ ngơi và học tập của hoàng tử. Về sau trở thành nhà ở của các hoàng tử, công chúa, các quan lại, quý tộc triều Nguyễn. Cuối cùng, thì nhà vườn trở thành ngôi nhà mà bất kỳ người dân nào cũng có thể xây dựng.

Kiến trúc của các nhà vườn tại Huế luôn chịu sự ảnh hưởng của “dịch lý” và “phong thủy”. Hay có thể nói, bố cục sắp xếp, từ tổng thể cho đến không gian trong ngôi nhà như thể hiện đặc trưng tôn giáo tín ngưỡng của người Huế. Vậy nên, mỗi nhà có thể rộng hẹp khác nhau, nhưng nhìn chung kiến trúc tổng thể giống nhau, bao gồm: cổng, ngõ, hòn non bộ, bể cạn, bình phong, sân, nhà.

Mọi người dùng gạch xây cổng, hai bên lối vào ngõ là những hàng râm bụt hoặc chè tàu cắt tỉa gọn gàng, cẩn thận. Ngoài ra còn thường thấy nhiều cây cau cao vút.

Bình phong cũng dùng gạch để xây dựng, đây là hiện thân của kiến trúc mang đậm tính dân gian. Các chi tiết hoa văn xuất hiện trên bình phong cũng mang nhiều nét đẹp, được chia làm 3 nhóm: nhóm chữ viết, nhóm con vật và nhóm họa tiết trang trí. Chữ Thọ được nhiều người sử dụng, sau đó là chữ Phước.

bình phong

Bình phong tại nhà vườn Lạc Tịnh

Phong cách kiến trúc nhà vườn kiểu Huế không thế thiếu bể nước với hòn non bộ. Vì thời tiết nóng và hanh khô, nên yếu tố nước giúp điều hòa không khí trong nhà. Đi qua mảnh sân vườn rộng rồi mới vào nhà. Những ngôi nhà là điển hình của kiến trúc sân vườn, bởi xung quanh trồng rất nhiều cây, hoa đua nhau khoe sắc.

Ngôi nhà rường cổ chính là điểm nhấn trong khu nhà vườn ấy. Kiến trúc nhà rường đi đôi với kiến trúc nhà vườn. Nhà rường làm bằng gỗ, chúng được cầu kỳ hóa bằng nhiều nét hoa văn chạm trổ. Kết cấu nhà liên kết với nhau bằng kỹ thuật mộng tinh xảo, thay cho đóng đinh. Nhà rường cũng có rất nhiều dạng, như một gian hai chái, ba gian hai chái, năm gian hai chái, nhà rường lầu…

Nhà rường Huế

Nhà rường Huế

Trong nhà bày sập gụ, tủ chè, ngoài ra còn treo hoành phi, câu đối. Đồ đạc được bài trí hài hòa hợp lý, tạo cho nhà rường nói riêng và nhà vườn nói chung mang thần thái riêng biệt.

Nhà vườn Huế thể hiện sự hòa hợp giữa cuộc sống con người và cây cỏ, giữa nếp sống tinh thần và vật chất, tất cả đều bổ sung cho nhau, để tạo nên sự cân bằng trong đời sống mỗi người dân Huế.

2. Một vài nhà vườn tiêu biểu của Huế

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, một số nhà vườn hiện nay còn nguyên vẹn, phải kể đến như nhà vườn An Hiên, nhà vườn công chúa Ngọc Sơn, Lạc Tịnh,…

a. Nhà vườn An Hiên

Có thể nói đây là công trình nhà vườn nổi bật nhất của cố đô Huế. Khuôn viên có diện tích 4.608 m2, toàn bộ nhà nhìn về hướng Nam, phía trước nhìn ra sông Hương thơ mộng. Tổng thể ngôi nhà là lối kiến trúc truyền thống của xứ Huế.

Dẫn lối vào nhà là một cổng vòm nhỏ được xây dựng bằng gạch vôi vữa. Nhà vườn An Hiên mang đậm phong cách sân vườn, khi dọc lối đi là những cây mận trắng đan tầng vào nha, một hồ nước hình chữ nhật trồng nhiều hoa súng và hoa sen. Ngoài ra trong vườn sở hữu nhiều loại cây ăn quả như quýt, thanh long, măng cụt mơ, hồng, thanh trà…

nhà vườn an hiên

Kiến trúc chính của ngôi nhà vườn An Hiên là 3 gian 2 chái. Gian giữa là gian thờ, bày trí theo nguyên tắc “tiền Phật hậu linh”. Hai gian hai bên xây dựng theo nguyên tắc “tả nam hữu nữ”, làm nơi tiếp khách. Hai chái nhà cũng vậy, bên phải là nơi sinh hoạt của nữ, bên trái là nơi sinh hoạt của nam.

Ngôi nhà là nơi những hoa văn, họa tiết phô diễn. Chúng được chạm trổ và điêu khắc vô cùng tình tế. Mái lợp ngói liệt nhiều lớp, bờ nóc hai bên đắp rồng chầu với hình hoa sen ở giữa đỉnh mái.

b. Nhà vườn Ngọc Sơn

Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn hay nhà vườn Ngọc Sơn công chúa, nằm tại địa chỉ 31 Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Hiệp, thành phố Huế.

nhà vườn ngoc sơn

Kiến trúc chính chính là ngôi nhà rường ba gian hai chái truyền thống. Ngôi nhà đứng vững theo năm tháng bởi khung kết cấu bằng gỗ vô cùng vững chắc. Mái lợp ngói liệt. Tương tự như bao nhà vườn khác, khoảng sân rộng phía trước nhà gồm nhiều cây cối, hồ nước và bình phong.

Điểm khác biệt ở nhà vườn Ngọc Sơn là nhà nhìn về hướng Tây. Không quay về hướng Đông – Nam như nhiều nhà khác, bởi gia chủ cũ muốn ngôi nhà tránh quay lưng ra đường để tránh ồn ào, bụi bặm.

c. Lạc Tịnh Viên

nhà vườn lạc tịnh

Nhà vườn Lạc Tịnh vẫn sở hữu kiến trúc sân vườn đẹp, rộng và thoáng mát. Nét chủ đạo thường thấy ở kiến trúc nhà vườn Huế chính là hàng loạt cây xanh rợp bóng mát. Bởi vậy, Lạc Tịnh Viên cũng không phải là ngoại lệ. Khi bước chân vào nơi đây, bạn sẽ thấy hàng hoa dâm bụt, rồi những khóm hoa hồng, mai tứ quý, nguyệt quế…trồng đối xứng nhau.

Bức bình phong có hình cuốn thư cách điệu, được xây dựng theo cấu trúc tổ ong hình lục giác đều, tạo nên sự thông thoáng, làm cho sân nhà bớt sự ngăn cách.

Nhà vườn Lạc Tịnh Huế có 4 ngôi nhà xây gần kề nhau, đều mang dáng dấp cổ kính, từ kiểu kiến trúc đến các vật dụng, vật trang trí, được sắp xếp theo một kiểu riêng biệt.

 

Bài viết Kiến trúc nhà vườn Huế – giá trị kiến trúc vượt tầm thời đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Đăng Quang Arch.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các thành phố cần nhận ra giá trị của thiết kế cảm xúc – Kts. THOMAS HEATHERWICK

Ngưỡng cửa_ Doorway (Simon Unwin)