7 quy luật thiết kế nội thất bất biến trong kiến trúc

Một không gian hài hòa, ấn tượng và có tính nghệ thuật là khi mọi thứ được sắp xếp theo những quy luật thiết kế nội thất. Muốn hiện thức hóa ngôi nhà mơ ước cho mọi người – kiến trúc sư cần phải nắm vững các quy luật, nguyên tắc không thể thiếu ngay từ khi bắt đầu học thiết kế nội thất cơ bản. Hãy cùng xem đó là gì!

1. Cân bằng trong thiết kế nội thất

Cân bằng là sự cân đối giữa các yếu tố cấu thành không gian nội thất. Đó có thể là cân bằng về chiều rộng, chiều cao trong không gian, cấu tạo cân bằng trong màu sắc, ánh sáng, …

Hiểu cách khác thì cân bằng chính là sự phân bố trọng lượng bằng hình ảnh trong một căn phòng và là một yếu tố quan trọng quyết định không gian nội thất. Có 3 cách thực hiện quy luật cân bằng này là: đối xứng, không đối xứng và đối tâm.

– Nội thất truyền thống thường sẽ sử dụng cân bằng đối xứng. Là khi một bên của một thiết kế phản chiếu ở phía bên kia thông qua một điểm trung tâm thẳng. Nếu bạn thấy một nửa không gian nội thất thì cũng có thế thế nhận ra nửa kia của nó đạt sự cân bằng trong cùng một không gian. Một ví dụ về cân bằng đối xứng là từ chiếc giường, chiếc bàn hay bức tranh…

cân bằng đối xứng

Nội thất được sắp xếp đối xứng

– Kiến trúc sư thiết kế nội thất bằng cách sử dụng đối tượng tuy bề ngoài không giống nhau, nhưng lại có trọng lượng hình ảnh tương đương hoặc có sức hút – gọi là quy luật bất đối xứng. Mặc dù ban đầu trông không gian có vẻ không cân xứng, nhưng thực tế việc ứng dụng quy luật này sẽ tạo nhiều thiết kế nội thất sống động.

cân bằng bất đối xứng

Ví dụ trong bức ảnh trên, thoạt nhìn ban đầu có vẻ lộn xộn, nhưng thực ra đường chia giữa của phòng khách trong bức ảnh này nằm bên trái lò sưởi. Chiều cao của lò sưởi với chiều cao giá sách tạo sự hài hòa.

– Đối xứng xuyên tâm thể hiện qua việc các yếu tố của một thiết kế được bổ trí xoay quanh một điểm trung tâm. Một cầu thang xoắn ốc là ví dụ điển hình của sự cân bằng xuyên tâm. Dẫu ứng dụng đối xứng xuyên trong nội thất không thường xuyên, thì nó vẫn có thể là đối trọng thú vị nếu được sử dụng một cách thích hợp.

cân bằng đối tâm

2. Quy luật nhịp điệu

Yếu tố nhịp điệu hay còn lại là yếu tố kết nối, lặp lại. Việc bố trí màu sắc hay hoa văn trang trí có sự kết nối, lặp lại có sự nhịp nhàng, hợp lí sẽ tạo nên sự thích thú, cuốn hút của người nhìn. Đồng thời tạo không gian nội thất ấn tượng.

Luật nhịp điệu trong quy tắc thiết kế nội thất nói đơn giản là các yếu tố sắp xếp theo bố cục lặp lại ảnh hưởng tới điều hướng và dịch chuyển tầm nhìn. Sự kết nối nhịp điệu thường khiến tầm nhìn tạo thành một dòng chảy liên tục, không ngắt quãng dù đang đứng trong căn phòng nào đi nữa. Nhịp điệu ví như một đường dẫn, nhằm mục đích dẫn lối chủ sở hữu thấu hiểu các phần quan trọng của ý đồ thiết kế. Có thể nói, luật nhịp điệu là một mẫu thức của nghệ thuật thiết kế nội thất.

Đối với một không gian nội thất bất kì, việc bạn muốn một yếu tố họa tiết hoặc màu sắc, chất liệu hay thậm chí là đường khối nào đó lặp lại nhiều lần, đừng sợ điều này khiến không gian rối mắt, ảm đạm, mà thực ra nó có thể gia tăng sự thú vị trong mỗi gian phòng. 

quy luật nhịp điệu

Luật nhịp điệu lặp lại

Nguyên lý nhịp điệu trong thiết kế nội thất chia làm 3 cách đó là: sự lặp lại, dùng chuỗi và dùng sự liên tục. Kiến trúc sư thiết kế không gian nội thất đôi khi có thể áp dụng cả 3 hình thức này trong một bố cục. Không gian nội thất trở nên đẹp hơn nhiều lần với uật nhịp điệu kết nối.

+ Luật nhịp điệu lặp lại: Các đối tượng lặp lại tạo ra kết nối trong nhịp điệu, có thể lặp về màu sắc hoặc các đồ trang trí nội thất.

+ Luật kết nối nhịp điệu từ chuỗi các đối tượng: Chuỗi đối tượng ở đây có thể thay đổi về hình dáng, kích thước, chuyển dần từ lớn sang nhỏ hoặc ngược lại. 

+ Luật nhịp điệu từ sự liên tục: Nhịp điệu liên tục chính là khiến mắt phải di chuyển liên tục từ điểm này sang điểm khác. Ví dụ trong kiến trúc, nhịp điệu thể hiện vòm, gờ phào trong phòng, các giá để đồ, …

3. Nguyên tắc nhấn mạnh trong thiết kế nội thất

Trong kỹ thuật thiết kế nội thất, muốn không gian thu hút hơn, ấy là lúc kiến trúc sư sử dụng tiêu điểm với màu sắc nổi bật, chất liệu bóng bầy hoặc khác biệt hơn. Trên thực tế, thường thấy mỗi không gian sẽ có một tới hai điểm nhấn. 

nguyên tắc nhấn mạnh

Dùng ánh sáng làm điểm nhấn

Công dụng của điểm nhấn sẽ tạo ra hiệu ứng thị giác đủ để thu hút và giữ sự tập trung cho không gian nội thất nhà ở, nơi làm việc. Ví dụ, điểm nhấn có thể là một tiểu cảnh ấn tượng trong phòng khách, một mảng tường trang trí thật nghệ thuật.

Quy luật nhấn mạnh ra đời bằng việc đặt các yếu tố nội thất ở vị trí gây sự chú ý. Cũng có nghĩa là làm chúng nổi bật thông qua những nét đặc trưng như kiểu dáng, màu sắc hay tỷ lệ. 

Muốn có điểm nhấn, quá trình gia công và thực hiện chi tiết cũng cầu kỳ, tỉ mỉ hơn rất nhiều. Do đó, quy luật nhấn mạnh xóa bỏ sự nhàm chán, đơn điệu cảu không gian. Tuy nhiên, trong quy tắc thiết kế nội thất, sử dụng quá nhiều điểm nhấn lại phản tác dụng, gây ra cảm giác nhức mắt, rối mắt.

4. Quy luật hài hòa

Mỗi đồ vật trang trí dù ở vị trí nào đều mang ý nghĩa riêng của nó nên sẽ không bao giờ có chuyện dư thừa hay không có ý nghĩa, tác dụng gì trong mỗi khu vực.

Yếu tố hài hòa là một trong những nguyên tắc thiết kế nội thất quan trọng vì chính nó tạo cảm giác yên bình, nhẹ nhàng cho cảm xúc người sử dụng.

quy luật hài hòa

Sự đồng nhất hoặc hài hòa đồng thời còn liên kết các yếu tố trong một diện mạo thiết kế. Mặt khác, chính nó góp phần tạo sự cân bằng phù hợp trong tất cả các yếu tố và khiến tổng thể vô cùng thoải mái và dễ chịu.

Sự hài hòa trong thiết kế nội thất có thể bắt nguồn từ hình dạng, màu sắc, kiểu dáng, vật liệu, tổ chức,…của mỗi đồ vật. Quy luật thiết kế nội thất hài hòa gọi là thành công khi tất cả các thành phần trong không gian nội thất đều có sức hút, khiến mọi người chỉ muốn nhìn mãi không thôi. 

5. Áp dụng luật tương phản thiết kế nội thất

Tương phản trong nghệ thuật và thiết kế xảy ra khi hai yếu tố nào đó đối lập nhau.

Tương phản xảy ra ra khi bạn sử dụng cùng lúc màu sắc (nóng & lạnh), hình khối (đặc & rỗng, lớn & nhỏ), hình dạng (vuông & tròn), đường nét (thẳng & cong, ngang  & đứng), nhịp điệu (nhanh & chậm), chất liệu (mịn & thô ráp), không gian (rộng & hẹp), đồng nhất & khác biệt…

luật tương phản

6. Quy luật cân xứng

Luật cân xứng đòi hỏi mỗi thành phần sẽ có mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước để đạt được sự cân bằng, đồng nhất về thiết kế. Sự cân xứng liên quan đến chiều rộng, chiều cao, chiều sâu và không gian xung quanh.

7. Luật tỷ lệ trong thiết kế

quy luật tỷ lệ

Tỷ lệ màu sắc 60-30-10

Tỷ lệ trong nghệ thuật nội thất là mối quan hệ hài hòa, so sánh kích thước giữa hai hay nhiều yếu tố trong một thành phần liên quan đến màu sắc, kích thước, số lượng, sắc độ sắp xếp,…Trong thiết kế nội thất, tỷ lệ đẹp thường là những tỷ lệ vàng, tỷ lệ 1/3,…

Để trở thành một nhà thiết kế nội thất giỏi, tự thân mỗi nhà thiết kế sẽ phải nắm rõ và vận dụng linh hoạt, hài hòa các quy luật thiết kế nội thất này. Đồng thời, trong quá trình xây dựng và hoàn thành ý tưởng cho khách hàng, mỗi nguyên tắc, quy luật còn giúp vẽ nên ý tưởng dễ dàng hơn.

Bài viết 7 quy luật thiết kế nội thất bất biến trong kiến trúc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Đăng Quang Arch.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các thành phố cần nhận ra giá trị của thiết kế cảm xúc – Kts. THOMAS HEATHERWICK

NẾP NHÀ VIỆT_ Nhà người Chăm