“Hướng tới một tương lai bền vững: Vật liệu và phương pháp địa phương trong kiến trúc đương đại Trung Quốc. “
Trong suốt thập kỷ qua, mối quan tâm ngày càng tăng đối với các tòa nhà thủ công, cũng như việc áp dụng các vật liệu địa phương và tái tạo trong xây dựng tòa nhà. Trước những lo ngại về các chi phí kinh tế và môi trường nặng nề do xây dựng gây ra, ngày nay các nhà quy hoạch đô thị đang nắm lấy khái niệm bền vững, đề cập đến việc “đáp ứng nhu cầu của chính chúng ta mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của chính họ”.
Trung Quốc, với nền tảng dân số lớn nhất thế giới và tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất, đã khuyến khích các kiến trúc sư của họ xem xét các phương pháp xây dựng phù hợp hơn với điều kiện địa phương. Bài viết này sẽ cung cấp một số hiểu biết về cách xây dựng bền vững đã định hình kiến trúc Trung Quốc đương đại, bằng cách xem xét việc tái sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ, ngói, đá, gạch, tre, đất nung và gạch nung tái chế.
* Gỗ ( Hình 1 – Qimen black tea house )
Sau khi loại bỏ khung gỗ cũ, kiến trúc sư đã bố trí lại lưới cột trong bức tường hình chữ nhật, sử dụng linh sam Trung Quốc phổ biến nhất làm kết cấu dầm-cột. Ở tầng đầu tiên, kết cấu cột và thanh giằng truyền thống được sử dụng để hỗ trợ tấm sàn. Trong khi ở tầng hai, sử dụng chủ nghĩa Skeuomorphism, mái kết cấu gỗ được thiết kế hình vương miện hẫng để che và bảo vệ bức tường cũ.
* Ngói ( Hình 2 – Bảo tàng lịch sử của Qièng Village )
Sử dụng vật liệu địa phương và tập trung vào tái chế và xử lý. Từ ngói đen trên mái nhà đến sàn gỗ đơn giản ở tầng 2, những vật liệu bền có thể được tìm thấy và tái sử dụng. Ví dụ như ngói đen đã được phân loại và đánh bóng, những phiến gỗ vừa có thể được tận dụng, vừa tiết kiệm được vật liệu xây dựng mà vẫn bảo tồn được bối cảnh lịch sử.
* Đá ( Hình 3 – Trung tâm du lịch Tây Tạng Namchabawa )
Giống như một vài lát đá nhô ra khỏi núi, tòa nhà được hình thành như một chuỗi các bức tường đá dựng vào sườn dốc, không có cửa sổ quay mặt ra đường ở phía Tây, một cảnh quan trừu tượng trong tự nhiên. Nhìn từ xa nó không ẩn mình, cũng không nổi bật so với nền của nó như một phần của kiến trúc Tây Tạng.
* Gạch ( Hình 4 – San Sa Village )
Việc quan sát các hiện tượng tự nhiên của gió và mặt trời đã giúp phát hiện ra trí tuệ và vẻ đẹp tiềm ẩn của các vật liệu. Đá phiến cũ làm vỉa hè cảnh quan, gạch đỏ xốp trong sân riêng, các khớp nối gạch đá ở chân tường xây dựng, và sự kết hợp của gạch đỏ và gạch xanh được sử dụng để xây tường, tất cả đã tạo nên những đặc điểm vật liệu tương đối ấn tượng và sự trang nghiêm của hình học kiến trúc mang lại cảm giác thư thái và yên tĩnh.
* Tre ( Hình 5 – Nhà máy Wuyishan Bamboo Raft )
Các thân tre được áp dụng dọc theo hàng hiên để tạo thành các mái che che nắng, vừa có tác dụng cách nhiệt thông gió. Xét về nguyên tắc nội địa hóa và tiết kiệm, bê tông tại chỗ được sử dụng cho kết cấu, các khối bê tông rỗng làm hệ thống tường ngoài, ngói xi măng, đối với vật liệu lợp mái, tre và gỗ để che nắng, cửa ra vào, cửa sổ và tay vịn. Không cần hoàn thiện bề mặt quá mức, tất cả các vật liệu đều thể hiện những nét riêng của chúng.
* Đất nung ( Hình 6 – Trung tâm du khách Chatouya )
Vật liệu địa phương được tái sử dụng. Ví dụ, đất được lát lại thành tường, ngói kiểu Trung Quốc được tái chế thành vỉa hè. Trong khi đó, các tấm kim loại và kính trong suốt làm cho mặt tiền cảm thấy hiện đại và trong suốt. Bê tông thô của quán trà củng cố cảm giác về khối lượng. Trong khi kết cấu sọc của bê tông mang lại cho quán trà một quy mô tốt hơn. Việc sử dụng vật liệu tương phản và rời rạc củng cố khái niệm về giải quyết cảnh quan. Vật liệu truyền thống, thể hiện dấu vết của thời gian, tạo nên một mối quan hệ chặt chẽ với vật liệu hiện đại.
* Gạch nung ( Hình 7 – Bảo tàng lò nung Jingdezhen Imperial )
Vật liệu của bảo tàng chủ yếu là gạch, gạch nung cũ tái chế được trộn với gạch mới với nhau để phản ánh văn hóa xây dựng của địa phương. Sự đan xen giữa hai giai đoạn lịch sử khác nhau được thể hiện bởi sự kết hợp giữa các khối hình mới và cũ làm khơi dậy sự quan tâm, tò mò, tạo ra những câu hỏi mới và đưa ra câu trả lời mới bằng cách tương tác với tâm trí của con người, những người chắc chắn gợi lên ký ức và tận hưởng trải nghiệm độc đáo. Quá khứ không thể bị xóa bỏ nhưng được viết lại bằng cách kể lại một nhận thức và sự trưởng thành mới, một kiểu khảo cổ học đương đại.
theo Archdaily
Kts.Nhatanhlee dịch.
Bài viết “Hướng tới một tương lai bền vững: Vật liệu và phương pháp địa phương trong kiến trúc đương đại Trung Quốc. “ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Đăng Quang Arch.
Nhận xét
Đăng nhận xét