Tầm quan trọng của #5 yếu tố khí hậu – tự nhiên khi thiết kế nhà ở
Mỗi một vùng miền, địa lý khác nhau sẽ có khí hậu khác nhau. Ngay cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã thấy rõ sự khác biệt. Do đó, không thể phủ nhận việc các yếu tố khí hậu tự nhiên ảnh hướng khi thiết kế nhà ở. Nếu không tìm hiểu và nắm rõ, quá trình xây nhà sẽ gặp trở ngại và khó hoàn thành.
Tất nhiên bạn không muốn việc này xảy ra, đúng không? Vậy nội dung trong bài viết này chính xác là những gì bạn cần. Đọc ngay nó nhé!
Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến thiết kế nhà ở
Rõ ràng, chúng ta không thể chống lại tự nhiên. Mà chỉ có cách chấp nhận và thích ứng sao cho hài hòa. Trong quá trình xây dựng nhà ở, khó tránh khỏi tác động xấu từ môi trường. Vậy nên, khi thiết kế, cần phải xem xét 5 yếu tố chính sau đây nếu không muốn ảnh hưởng tới ngôi nhà:
– Bức xạ mặt trời
– Nhiệt độ
– Chế độ gió
– Chế độ mưa
– Chế độ ánh sáng
Mỗi yếu tố này đều quan trọng và cần thiết. Để phân tích rõ hơn, phần tiếp theo sẽ nói rõ cho bạn.
1. Bức xạ mặt trời
Việt Nam có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào cường độ bức xạ mặt trời trung bình ngày trong năm ở phía bắc là 3,69 kWh/m2 và phía nam là 5,9 kWh/m. Tức là bức xạ nhiệt lớn với thời gian bức xạ kéo dài. Nếu nhà được thiết kế trong điều kiện phải chịu bức xạ lớn, sẽ làm ngôi nhà có nhiệt độ cao. Người bên trong cũng cảm thấy ngột ngạt, bức bối. Không thích hợp để ở trong một thời gian dài. Vì điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần gia chủ.
Hơn nữa, cường độ bức xa từ Bắc xuống Nam cũng khác nhau. Do đó, khi thiết kế nhà ở, cần xét trên yếu tố địa điểm xây dựng ở đâu để đánh giá đúng con số bức xạ.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ khi thiết kế nhà ở
Khi thiết kế kiến trúc nhà ở, các dữ liệu về nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng, nhiệt độ trung bình cao thấp nhất & biến thiên nhiệt độ cần phải được nghiên cứu và đưa vào xem xét.
Bởi vì những số liệu ấy giúp người thiết kế đánh giá đúng tình hình thời tiết nóng lạnh tại địa phương như thế nào. Từ đó sẽ có những giải pháp chống nóng, chống lạnh thích hợp.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thế nên khi có nhiệt độ không khí cao kéo theo bức xạ cao. Do vậy, yếu tố khí hậu tự nhiên khi thiết kế nhà ở phải được cân nhắc nhất định không thể thiếu nhiệt độ không khí.
Trong lúc nghiên cứu nhiệt độ không khí và bức xạ, cũng cần lưu ý phản xạ nhiệt của các bề mặt bên ngoài. Sở dĩ là do quá trình ấy làm tăng thêm nhiệt độ, gây ảnh hướng tới đường nhựa, sân bê tông, sân gạch, tường ngoài, bề mặt kết cấu biến đổi,…
Phân tích cụ thể tại địa phương Huế. Mùa nóng ở Huế khá rõ rệt. Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình là từ 27°C – 29°C. Riêng 2 tháng nóng nhất (5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.
3. Chế độ gió
Gió là yếu tố khí hậu tự nhiên quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thiết kế nhà ở.
Trong gió bao gồm hướng gió, tốc độ và tần suất gió. Cả 3 yếu tố này đều có những tác động nhất định đến ngôi nhà:
– Gió lạnh mùa đông lùa vào nhà hạ thấp nhiệt độ có hại cho điều kiện sống và làm việc, trực tiếp làm giảm sức khỏe mọi người trong nhà.
– Gió làm lan truyền khói bụi độc hại vào nhà, hắt mạnh mưa và thấm vào công trình.
– Gió bão gây vết nứt cho nhà và làm tốc mái nếu thiết kế nhà ở có cấu tạo không tốt.
Những nhà thiết kế kiến trúc sẽ phải tính toán đầy đủ chi tiết những ảnh hưởng có lợi và có hại của gió trong quá trình hoàn thành bản vẽ nhà ở. Cụ thể cần phải đặt chế độ thông gió vào quy hoạch và chọn hướng nhà, tổ chức mặt bằng và mặt đứng của nhà, xác định khoảng cách công trình, các giải pháp chống nóng mùa hè, chống lạnh khi đông đến và tính toán độ bền của tổng thể công trình lẫn bộ phận kết cấu.
Tại Việt Nam, với vị trí giáp biển, khu vực miền Trung thường xảy ra gió bão. Tốc độ gió có thể đạt tới 50 m/s ngoài biển (các đảo) và trên 40 m/s trong đất liền. Phạm vi gió mạnh có thế lấn sâu vào đắt liền 50 – 100 km. Trong khi đó, chỉ cần mức gió 19m/s đã có khả nãng làm tốc mái ngói Fibrôximăng.
Đi kèm lượng mưa 200 – 400 mm, thậm chí có những khu vực lên tới lOOOmm. Không tránh khỏi việc nhà ở thường xuyên chìm ngập trong lũ.
4. Chế độ mưa trong thiết kế nhà ở
Chế độ mưa cũng ảnh hướng tới việc thiết kế công trình nhà ở. Theo đó, khi thiết kế, bỏ qua yếu tố lượng mưa, có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng lượng nước mưa từ mái nhà gây úng. Khả năng chống ẩm mốc yếu làm hư hỏng vật liệu. Không ngăn được mưa hắt vào nhà, nhất là khi có gió bão.
Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam với sự khác nhau về vĩ độ, địa lí và điều kiện khí hậu lúc địa hay duyên hài. Tất cả những điều trên khiến cho từng thành phố, từng nơi có lượng mưa nhiều hoặc ít. Điển hình là Huế có mùa mưa ẩm lạnh, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa thường xuyên kèm theo không khí lạnh. Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Nhất là tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. Thời gian này, không ít huyện, xã của Huế có lũ. Nên việc nhà ở ngâm lâu trong nước sẽ ảnh hưởng tới kết cấu ngôi nhà.
Thế nên, để đo đạc chính xác khi khi thiết kế công trình nhà ở thì phải đến trạm khí tượng ở khu vực xây dựng. Bên cạnh lượng mưa còn cần biết số ngày mưa từng tháng. Kết hợp 2 bảng dữ liệu đó để xác định chuẩn xác mùa khô và mùa mưa của khu vực mình sẽ xây nhà.
5. Chế độ ánh sáng
Yếu tố khí hậu tự nhiên khi thiết kế nhà ở cũng cần phải cân nhắc đó là chế độ ánh sáng.
Theo đó, nhà ở không thể quá tối, cũng không thể có quá nhiều ánh sáng. Bởi vì khi đánh giá các yếu tố đều phải mang tính tổng hợp. Nghĩa là khó có thể đặt riêng từng yếu tố để xem xét khi thiết kế.
Với lại, thực chất nhà ở đều là một công trình kiến trúc hài hoa giữa nghệ thuật và kĩ thuật. Bởi vậy, người kiến trúc sư giỏi là người biết đánh giá tình hình khí hậu tại địa điểm xây dựng một cách đúng đắn và tối ưu.
Xét về mặt ánh sáng, Việt Nam vào những tháng đông xuân rất ít nắng (tháng 3 ở Huế chỉ có 1,5 giờ nắng mỗi ngày) còn các tháng hè lại nhiều nắng dao động từ 1.700 đến 2.000 giờ/năm. Nắng có quan hệ chặt chẽ với lượng nhiệt bức xạ từ mặt trời. Thế nên khi đánh giá yếu tố nắng, phải đi kèm mức độ bức xạ.
Không thể đánh giá chủ quan yếu tố khí hậu tự nhiên khi thiết kế nhà ở. Suy cho cùng, nhà ở là nơi trú ngụ lâu dài, thậm chí kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nên không thể xem xét một cách đại khái tầm quan trọng của tự nhiên khi lên ý tưởng thiết kế.
Bài viết Tầm quan trọng của #5 yếu tố khí hậu – tự nhiên khi thiết kế nhà ở đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Đăng Quang Arch.
Nhận xét
Đăng nhận xét