Cuộc thi thiết kế toàn cầu Tượng nữ thần tình yêu

Ngày 7.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công phối hợp cùng Hiệp hội Thiết kế TP. Hồ Chí Minh và Giải thưởng Thiết kế Việt Nam đã phát động Cuộc thi thiết kế toàn cầu Tượng Nữ thần tình yêu.

Với quy mô toàn cầu, Ban tổ chức kỳ vọng cuộc thi thiết kế Tượng Nữ thần tình yêu – Goddess of Love đặt tại Thung lũng Tình yêu, Đà Lạt sẽ không chỉ tạo nên biểu tượng mới cho Khu du lịch Thung lũng Tình yêu, mà còn góp phần tạo nên điểm nhấn của cao nguyên Đà Lạt, thúc đẩy sự phát triển của du lịch TP. Đà Lạt nói riêng và du lịch Lâm Đồng nói chung.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Thiết kế TP. Hồ Chí Minh Hồ Tấn Dương, cuộc thi không chỉ tìm kiếm một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, mà tác phẩm ấy còn phải đáp ứng được những tiêu chí cảnh quan và du lịch Việt Nam, khẳng định được dấu ấn của hình ảnh du lịch Việt Nam trên bản đồ thế giới.

https://www.youtube.com/watch?v=8BPl69Fe3wA

Chủ tịch Tập đoàn TTC và Chủ tịch Hội đồng giám khảo cuộc thi Đặng Văn Thành cũng cho biết, với 130 năm hình thành và phát triển cùng nhiều ưu thế về thiên nhiên và con người, Đà Lạt từ lâu đã là thành phố du lịch nổi tiếng. Ông Thành hy vọng, qua cuộc thi, sẽ chọn được mẫu thiết kế Tượng Nữ thần tình yêu đẹp nhất và ý nghĩa nhất, đảm bảo các yếu tố thẩm mỹ, thể hiện đúng tinh thần là nơi tôn vinh tình yêu. Với những ý nghĩa đó, cá nhân ông sẵn sàng thưởng thêm cho cho tác giả đoạt giải, ngoài giải thưởng chính thức của cuộc thi.

Một góc Thung lũng Tình yêu

Ban tổ chức cũng chia sẻ thêm, Tượng Nữ thần tình yêu cũng như quần thể quy hoạch tại Thung lũng Tình yêu đã thông qua Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch năm 2022. Tượng Nữ thần tình yêu là một trong những hạng mục đã được phê duyệt.

Theo Ban tổ chức, Cuộc thi thiết kế toàn cầu Tượng Nữ thần tình yêu dành cho tất cả kiến trúc sư, nhà thiết kế, những người yêu thích, đam mê lĩnh vực thiết kế/sáng tạo trong nước và quốc tế (từ 18 tuổi trở lên).

  • Thí sinh chủ động chọn lựa vị trí, không gian, độ cao, hình thức thể hiện…để thiết kế theo ý tưởng riêng của mình dựa theo vị trí tổng thể khu vực đã chỉ định, đảm bảo không gian, vị trí được chọn để thiết kế phù hợp hài hòa với cảnh quan, địa hình.

  • Tác phẩm dự thi thể hiện đúng chủ đề tình yêu, tác phẩm có thể là tượng đơn, tượng đôi lứa, hay tượng nhóm…hình thức thể hiện mang tính biểu tượng (tượng tròn, hình khối cách điệu, điêu khắc, phù điêu…), có thể kết hợp ánh sáng / chất liệu / phun nước… đảm bảo khi thưởng lãm tác phẩm đều hoàn hảo với mọi hướng nhìn bất kỳ.

  • Ngoài ra, tác phẩm dự thi không nhất thiết là 1 hình khối cố định, có thể chuyển động / biến động theo thời gian và không gian như đặc điểm thời tiết 4 mùa trong ngày của Đà Lạt – hoặc nội dung có thể biến đổi phong phú như trong tình yêu đôi lứa…

  • Tùy theo chuyên môn, khả năng & sở trường…thí sinh có thể tham gia dự thi thiết kế chỉ hình khối tượng hay cả phần chân đế hoặc bao gồm các yếu tố cảnh quan kiến trúc xung quanh khu vực đặt hình khối tượng (hỗ trợ trang trí cho hình khối tượng, chứ không bao gồm khu vực của cả dự án).

  • Để phù hợp với vị trí đặt tượng trên đỉnh đồi cao và chiêm ngưỡng từ xa…thí sinh lưu ý tác phẩm dự thi cần phải có kích thước lớn, độ cao tương xứng cảnh quan.

  • Kích thước giới hạn của chiều cao tượng: tối thiểu 50m – tối đa 100m

  • Vị trí đặt tác phẩm: phần đất mỏm chìa ra mặt hồ Đa Thiện.

  • Tham khảo toàn cảnh vị trí, đặc điểm & địa hình khu vực sẽ đặt tượng https://vi.vietnamdesign.org.vn/project-view

  • Thể hiện sự sáng tạo, nghệ thuật, đậm nét lãng mạn theo đúng tiêu chí của cuộc thi.

  • Phù hợp tổng thể không gian, cảnh quan thiên nhiên của dự án.

  • Ý tưởng khả thi, dễ dàng thi công dàn dựng & lắp đặt nếu thiết kế đoạt giải được chọn.

  • Vật liệu sử dụng để thi công thực tế cho tác phẩm đoạt giải trong tương lai sẽ không giới hạn, đảm bảo giá thành hợp lý, có sẵn trong nước, bền vững theo thời gian (đá / bê tông / kim loại…)

  • Bố trí ánh sáng độc đáo, hài hòa cả vào ban đêm.

  • Các thí sinh tham gia đăng ký dự thi trước về Ban tổ chức theo thời gian quy định để đo lường mức độ quan tâm, bài dự thi nộp sau.

  • Khuyến khích thiết kế thêm cảnh quan xung quanh tượng (điểm cộng cuộc thi)..

Khi gửi bài dự thi sẽ bao gồm 3 nội dung sau đây:

1. ​​Hồ sơ thông tin năng lực:

  • Cá nhân: tóm tắt các thông tin cá nhân, Portfolio, behance.com …

  • Doanh nghiệp: sơ lược thông tin, website, các dự án đã thực hiện, quy mô …

  • Nếu dự thi theo nhóm, bổ sung Thư ủy quyền giới thiệu 1 đại diện.

2. Bản thuyết minh, minh họa ý tưởng, quá trình hoàn thành thiết kế (File pdf / ppt / doc)

​3. Các file thiết kế:

  • Bảng vẽ thiết kế khu vực sẽ đặt tác phẩm (không cần thể hiện toàn bộ dự án khu du lịch), bao gồm: hiện trạng, phương án bố trí vị trí, khu vực và mặt đứng thể hiện chiều cao tác phẩm.

  • Tác phẩm được thể hiện rõ ràng với nhiều góc độ khác nhau, số lượng nộp tối thiểu 5 hướng nhìn khác nhau, được thể hiện với bất kỳ hình thức theo sở trường của thí sinh. Có thể được thể hiện bằng bút chì, bút màu, bút dạ, sơn, vẽ trên máy tính hay tạc tượng mô hình…khuyến khích file thể hiện được dựng render 3D. Nếu thể hiện vẽ tay hay tượng mô hình sẽ cần chụp & chuyển sang file ảnh. Các file ảnh nộp có dung lượng tối đa 2MB/file (jpg / png / bitmap).

  • Clip video 360 độ (khuyến khích nộp).

 

GIẢI ĐẶC BIỆT: 400 triệu đồng cùng voucher sử dụng dịch vụ TTC Hospitality lên đến 50 triệu đồng và nhiều giải thưởng hấp dẫn khác.
● Bắt đầu nhận bài dự thi: 10/3/2023
● Hạn chót đăng ký dự thi: 10/4/2023
● Hạn cuối nhận bài dự thi: 05/6/2023
● Công bố TOP 10: 15/6/2023
● Lễ Gala công bố kết quả và trao giải: 23/6/2023.
Website chi tiết về cuộc thi: www.vietnamdesign.org.vn/gol-contest

Bài viết Cuộc thi thiết kế toàn cầu Tượng nữ thần tình yêu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Đăng Quang Arch.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các thành phố cần nhận ra giá trị của thiết kế cảm xúc – Kts. THOMAS HEATHERWICK

NẾP NHÀ VIỆT_ Nhà người Chăm